Mỗi một doanh nghiệp khi hoạt động ở Việt Nam đều phải thực hiện đóng thuế GTGT cho Nhà nước. Kế toán báo cáo thuế là nghiệp vụ xảy ra thường niên và định kỳ. Một trong số những loại thuế mà bất kỳ kế toán nào cũng cần nắm rõ đó là thuế giá trị gia tăng (GTGT). Vậy thuế GTGT là gì? Cách tính thuế VAT như thế nào?
Mục lục
Thuế GTGT là gì?
Nên hiểu đúng về thuế GTGT như thế nào?
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) hay còn được gọi là thuế VAT, là loại thuế gián thu. Loại thuế này được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng sẽ trả phí khi sử dụng sản phẩm đó.
Người tiêu dùng là sẽ người chi trả cho thuế GTGT.
Người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước là các đơn vị sản xuất, kinh doanh.
Thuế suất thuế GTGT gồm 3 mức là 0%, 5% và 10%. Mỗi mức có những quy định riêng về loại hàng hóa, dịch vụ được áp dụng. Nếu doanh nghiệp không xác định theo từng mức như trên thì hàng hóa, dịch vụ của công ty phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất.
Vì sao cần tính thuế GTGT?
Đóng thuế GTGT là một việc làm tuân thủ và chấp hành đúng pháp luật Việt Nam. Vì vậy mọi cơ sở kinh doanh đang hoạt động bắt buộc phải thực hiện báo cáo thuế GTGT cho Nhà nước. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như:
- Thuế GTGT là nguồn thu có đóng góp to lớn vào Ngân sách của Nhà nước hằng năm.
- Thuế GTGT tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi, hỗ trợ thúc đẩy quá trình xuất khẩu hàng hóa
Cách tính thuế GTGT mà các kế toán nên nắm rõ
Có 2 cách tính đó là phương pháp khấu trừ thuế GTGT và phương pháp tính trực tiếp trên thuế GTGT.
Phương pháp khấu trừ thuế GTGT
Đối tượng áp dụng: các công ty thực hiện đủ, đúng các nghiệp vụ kế toán cóhóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật:
- Doanh nghiệp có doanh thu hàng năm từ hoạt động bán, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT >1 tỷ đồng. Ngoại trừ các hộ, cá nhân kinh doanh nộp theo phương pháp tính trực tiếp.
- Doanh nghiệp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế. Ngoại trừ các hộ, cá nhân kinh doanh theo phương pháp tính trực tiếp.
Số thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ |
Thuế GTGT đầu ra
- Số thuế GTGT đầu ra = Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT
- Thuế GTGT ghi trên hóa đơn = Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất x Thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ
Trường hợp dùng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế giá trị gia tăng thì xác định thuế giá trị gia tăng đầu bằng giá thanh toán trừ (-) giá tính thuế xác định theo quy định tại Điểm k Khoản 1 Điều 7 Luật thuế giá trị gia tăng.
Thuế GTGT đầu vào:
- Số thuế GTGT đầu vào = Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào ghi trên hóa đơn GTGT
Còn nếu hàng hóa mua vào là loại hàng được dùng chứng từ đặc thù ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT thì căn cứ vào giá đã có thuế và phương pháp tính để xác định giá chưa có thuế và thuế GTGT đầu vào.
- Giá chưa có thuế GTGT = Giá thanh toán/(1 + thuế suất của hàng hóa, dịch vụ)
Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT
Cách tính thuế GTGT được áp dụng cho doanh nghiệp và với việc mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.
Với doanh nghiệp thông thường
Số thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ % x Doanh thu |
Tỷ lệ % để tính thuế GTGT được quy định như sau:
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%
- Phân phối, cung cấp hàng hóa: 1%
- Sản xuất có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%
- Hoạt động kinh doanh khác: 2%
Với việc mua, bán, chế tác vàng, bạc, đá quý:
Cách tính thuế GTGT như sau:
Số thuế GTGT phải nộp = GTGT x Thuế suất theo quy định của hoạt động mua bán, chế tác đá, quý, vàng, bạc |
Trong đó,
GTGT của đá quý, vàng, bạc = Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra – giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng
Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra là giá thực tế bán ghi trên hóa đơn bán. Giá đã bao gồm tiền công chế tác (nếu có), thuế GTGT và các khoản phí phụ thu.
Giá thanh toán của đá quý, vàng, bạc mua vào được xác định bằng giá nhập khẩu hoặc mua vào. Giá đã gồm thuế GTGT dùng cho mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng.
Trên đây là 2 cách tính thuế GTGT đơn giản, nhanh chóng mà bất kỳ kế toán nào cũng nên biết rõ.
Nếu doanh nghiệp bạn không có phòng ban kế toán đảm nhận công việc, bạn có thể tham khảo các dịch vụ kế toán của công ty chúng tôi tại: Hoàn Cầu để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.