Ví dụ cách tính tiền thuê lãi suất khi thuê tài chính ngân hàng
Site Overlay

Ví dụ cách tính tiền thuê lãi suất khi thuê tài chính ngân hàng

Có bao giờ quý doanh nghiệp tự hỏi tại sao mà số tiền thuê phải trả hàng tháng khác nhau hay có quá nhiều cách tính khấu hao với một mớ phức tạp mà chúng ta chưa có câu trả lời chưa? Sau đây là các cách tính tiền thuê lãi suất giúp cho quý doanh nghiệp hiểu rõ hơn về số tiền mình phải trả hàng năm khi sử dụng dịch vụ thuê mua tài chính.

cach-tinh-tien-thue-tai-chinh

Cách tính tiền thuê tài chính

Phương pháp tính tiền thuê

Ta có: FV=PV(1+i)^n

Trong đó:

  • PV: giá trị hiện tại (present value).
  • FV: giá trị tương lai (Future Value).
  • I: lãi suất của 1 kỳ hạn (tháng, quí, năm).
  • N: là số kỳ hạn (tháng, quý, năm).

Công thức trên là mối quan hệ giữa giá trị tương lai và giá trị hiện tại với lãi suất kép cùng với số kỳ hạn tương ứng.

Một số yếu tố phụ thuộc vào phương pháp tính tiền thuê

mot-so-yeu-to-anh-huong-den-tien-thue-tai-chinh

Một số yếu tố ảnh hưởng đến tiền thuê tài chính

  • Tiền thuê được trả vào đầu kỳ hạn hay cuối kỳ hạn (vào đầu mỗi kỳ chi phí thuê < vào cuối kỳ).
  • Tiền thuê phân phối đều hay không đều cho các kỳ hạn.
  • Tiền thuê sẽ phân phối đều cho các kỳ hạn (kỳ khoản cố định).
  • Tiền thuê tăng dần theo kỳ hạn (kỳ khoản tăng dần).
  • Tiền thuê sẽ giảm dần theo kỳ hạn (kỳ khoản giảm dần).

Ví dụ vào các trường hợp

Đối với tình huống tiền thuê phân phối đều cho các kỳ hạn

Trong đó:

  • A: là số tiền thuê thanh toán cho mỗi kỳ hạn
  • V0: tổng số tiền mua tài sản ( giá trị tài sản, chi phí vận chuyển lắp đặt…)
  • I: lãi suất theo kỳ hạn
  • N: số kỳ hạn thanh toán
  • S: giá trị còn lại của hợp đồng thuê mua kết thúc

Trường hợp 1: tiền thuê sẽ được thu vào cuối kỳ hạn

A= ( V0*i(1+i)^n / (1+i)^n -1 ) – (Sn/(1+i)^n)

Trường hợp 2: tiền thuê sẽ được thu vào đầu kỳ hạn.

Chúng ta chỉ cần nhân công thức trên với (1/1+i) là ra được tiền thuê phải trả hằng tháng

Đối với tình huống tiền thuê tăng dần (giảm dần)

Tính số tiền thuê cho kỳ hạn đầu rồi từ hệ số k mà tính ra số tiền thuê cho các kỳ hạn tiếp theo.

Trường hợp 1: nếu tiền thuê được thanh toán vào cuối kỳ hạn

A1= ( ( V0(1+i)^n -S) * ((1+i)-k) ) / ( (1+i)^n – k^n)

Trong đó:

  • A1: là số tiền thuê thanh toán cho kỳ 1
  • K: là hệ số
  • K > 1 (tiền thuê trả tăng dần)
  • K < 1 (tiền thuê trả giảm dần)
  • A2=a1*k, a3 = a2*k….

Trường hợp 2: nếu tiền thuê được thanh toán vào đầu kỳ hạn

Chúng ta chỉ cần nhân công thức trên với (1/1+i) là ra.

Một số ví dụ thực tế:

Cho thuê tài chính một tài sản có giá là 1 tỷ đồng, thời hạn thuê là 5 năm, lãi suất 12%/năm, trả lãi hàng năm và tiền thanh toán giảm dần với k=0,9; giả định giá trị còn lại của TS còn lại khi kết thúc hợp đồng là không đáng kể (s=0)

Trường hợp nếu thanh toán vào cuối kỳ hạn ta có:

A1= ( ( V0(1+i)^n -S) * ((1+i)-k) ) / ( (1+i)^n – k^n)

= ( (1000(1+12%)^5-0) * ( (1+12%) – 0,9) ) / ( (1+12%)^5 -0,9^5)

= 330,8569 triệu đồng

Vậy số tiền phải trả ở năm thứ 2: a2= a1*0,9=297,77 triệu đồng

Tương tự ta có : a3=267,99 triệu ; a4=241,195 triệu ; a5=217,075 triệu.

Tham khảo thêm cách tính lãi suất cho thuê tài chính tại đây:

https://acbleasing.com.vn/cho-thue-tai-chinh/lai-suat-va-bang-tinh-tien-thue-tai-chinh

Trang chủ: ACBLeasing

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *