Cách xử lý tường nhà bị thấm nước mưa hiệu quả nhất
Site Overlay

Cách xử lý tường bị thấm nước mưa hiệu quả nhất

Những căn nhà sau một thời gian sử dụng thì tường nhà bị thấm nước mưa là điều không thể tránh khỏi. Vậy cách xử lý như thế nào?

Cách xử lý tường nhà bị thấm nước mưa, chống thấm tường nhà cũ

Hướng dẫn quy trình xử lý tường nhà bị thấm nước mưa:

  • Bước 1: Vệ sinh, loại bỏ rong rêu và các lớp sơn cũ trên bề mặt khu vực tường nhà bị thấm nước.
  • Bước 2: Xác định các vết hở, vết rạn trên tường và trần nhà.
  • Bước 3: Sử dụng loại vữa thất chuyên dụng để trám lại các vết hở đã xác định sẵn.
  • Bước 4: Phủ từ 1 đến 3 lớp chống thấm, bạn lưu ý đợi cho lớp sơn đầu khô hẳn rồi mới tiếp tục chồng thêm lớp tiếp theo.

tuong-nha-bi-tham-nuoc-gay-mat-my-quan-va-anh-huong-den-chat-luong-song-cua-gia-chu

Tường nhà bị thấm nước gây mất mỹ quan và ảnh hưởng đến chất lượng sống của gia chủ

Các cách chống thấm tường nhà bị thấm nước mưa vào mùa mưa

Kiểm tra hệ thống đường ống nước, ống thoát nước

Trước khi bắt đầu chống thấm, bạn cần kiểm tra lại hệ thống đường ống nước trong nhà như sau:

  • Chống thấm sân thượng và mái: để thời gian chống thấm được lâu hơn lên đến từ 40 đến 50 năm, bạn nên sử dụng các loại màng khò nóng chống thấm 3mm để dán lên chân tường từ 15 đến 20 cm.
  • Cách chống thấm nhà vệ sinh: Cũng giống với chống thấm sân thượng, bạn nên kiểm tra kỹ trước khi thực hiện và thực hiện chống thấm một cách tỉ mỉ để có thể đạt được hiệu quả chống thấm nhé.

Cách xử lý chống thấm cổ trần bị rạn nứt

  • Bước 1: Đục khoét các vết nứt rộng ra khoảng từ 3 đến 4 cm và bắt đầu vệ sinh sạch sẽ.
  • Bước 2: Trước tiên quét một lớp hồ dầu sau đó dùng vữa chống thấm có 2 thành phần để tiến hành trát chống thấm.
  • Bước 3: Chờ cho lớp vữa đầu tiên khô lại thì bắt đầu lăn 2 đợt sơn chống thấm đàn hồi, mỗi đợt cách nhau khoảng 30 phút.

Cách xử lý chống thấm tường ngoài bị rạn vết chân chim

  • Bước 1: Vệ sinh vị trí chống thấm bằng cách cạo sạch bụi bẩn, rong rêu và nấm mốc.
  • Bước 2: Dùng rulo lăn 2 lớp sơn chống thấm trần nhà hệ trộn xi măng, sau đó chờ khoảng 1 ngày sau lăn 2 lớp sơn chống thấm giúp tường chịu được tia cực tím và tránh bị rạn nứt. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng vữa chống thấm để tăng hiệu quả ngăn nước thấm vào tường nhà.

Xem thêm: Cách chống thấm tường ngoài trời tốt nhất hiện nay

tuong-nha-bi-ran-nut-vet-chan-chim

Tường nhà bị rạn nứt vết chân chim

Cách xử lý chống thấm trần nhà để tránh dột, thấm nước

Ngoài các vết nứt và vết rạn, ống nước chạy trong sàn bị tràn hoặc rò rỉ khi trời mưa, hộp kỹ thuật bị hư hỏng, nứt vỡ hoặc xử lý chống thấm không tốt cũng có thể là nguyên nhân gây thấm trần nhà.

Các bước chống thấm trần nhà:

  • Bước 1: Vệ sinh và loại bỏ rong rêu cũng như lớp sơn cũ trên bề mặt trần nhà.
  • Bước 2: Xác định vị trí các vết nứt, hở sau đó sử dụng xi măng, cát cùng chất chống thấm để trám đầy các vết hở, nứt trên trần nhà.
  • Bước 3: Chồng từ 1 đến 3 lớp chống thấm để xử lý trần nhà.

Xem thêm: https://www.chongthamintoc.com.vn/post/huong-dan-cach-chong-tham-san-thuong-da-lat-gach-hieu-qua

tran-nha-bi-tham-nuoc

Trần nhà bị thấm nước

Cách xử lý tường bị ẩm mốc

Chuẩn bị bề mặt cần xử lý ẩm mốc và tiến hành trám, sơn chống thấm

  • Loại bỏ tạp chất, nước đọng, rêu và các lớp sơn cũ sau đó rửa sạch và để khô hoàn toàn.
  • Trám kín các vị trí trí bị nứt, hở gây thấm nước và sơn lên một lớp sơn chống thấm chuyên dụng.
  • Đối với miệng ống thoát nước thì bạn có thể dùng băng keo bịt kín trước sau đó sơn xung quanh bề mặt.

Cách sơn lớp phủ trên phí trên cùng

  • Khuấy đều sơn chống thấm, không nên pha loãng.
  • Cần tối thiểu 1 lớp sơn lót và chờ trong khoảng từ 3 đến 4 tiếng để sơn lót khô lại.
  • Sau đó cần sơn thêm 2 lớp phủ trên cùng, độ dày cần đạt được là 0.8mm. Khi đã sơn xong lớp thứ nhất, bạn cần đợi từ 3-4 giờ để lớp này khô rồi mới tiếp tục sơn thêm lớp thứ 2.

Bài viết phía trên là các cách xử lý tường nhà bị thấm nước mưa, hy vọng bạn sẽ có thể chống thấm thành công cho căn nhà của mình nhé.

Xem thêm: chongthamintoc.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *