Hiện nay có rất nhiều vật liệu để chống thấm nhà vệ sinh. Vậy đâu là vật liệu chống thấm nhà vệ sinh tốt nhất?
Mục lục
Chống thấm nhà vệ sinh bằng vật liệu sơn KOVA
Là loại vật liệu chống thấm được tổng hợp từ Acrylonitrile và Alkylsiloxan, có khả năng ngăn chặn sự thấm nước một cách hiệu quả, đặc biệt là đối với khu vực ẩm ướt như nhà vệ sinh.
Ưu điểm
Với ưu điểm là độ bền cao, khả năng chịu mài mòn tốt cùng độ bám dinh cao, đây là một loại sơn có khả năng bảo vệ ngôi nhà khỏi tác động của mưa gió.
Sơn chống thấm KOVA có khả năng ngăn chặn nước thấm sàn một cách hiệu quả
Quy trình thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng KOVA
Bước 1: Dọn dẹp bề mặt nhà vệ sinh sạch sẽ trước khi chống thấm
- Tạo độ ẩm cho mặt sàn để đảm bảo độ bám dính ở mức cao nhất.
- Làm phẳng các chỗ bị gồ ghề trong nhà vệ sinh.
- Trám lại các vết nứt, vết hở nếu có.
Bước 2: Tiến hành chống thấm nước nhà vệ sinh
- Trộn đều KOVA chống thấm với xi măng theo tỉ lệ 10l KOVA và 1kg xi măng.
- Sử dụng con lăn phủ đều lên bề mặt nhà vệ sinh ít nhất từ 2 đến 3 lớp rồi chờ khoảng 12 giờ sau là có thể bắt đầu lót gạch men.
Chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika Latex
Sika Latex là vật liệu chống thấm gốc xi măng polyme cải tiến với 2 thành phần được sử dụng rất nhiều trong chống thấm nhà vệ sinh.
Ưu điểm
- Có khả năng thẩm thấu cũng như liên kết tạo màng bề mặt cực tốt.
- Quá trình thi công nhanh chóng, đơn giản, không yêu cầu tay nghề cao.
Quy trình thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng vật liệu Sika Latex
Bước 1: Dọn dẹp, chuẩn bị bề mặt sàn nhà vệ sinh
- Trước khi bắt đầu thi công chống thấm nhà vệ sinh, bạn cần dọn dẹp sàn nhà cũng như lau dọn, chà sạch sàn nhà.
- Sau đó bạn tạo độ ẩm cho sàn Nhà bằng cách lăn nước lên sàn bê tông.
Bước 2: Bắt đầu tiến hành chống thấm sàn nhà vệ sinh
- Trộn đều nước và bột Sika Latex lần lượt theo tỉ lệ 1:4 trong khoảng từ 3 đến 5 phút
- Sử dụng chổi hoặc cọ quét đều lên bề mặt sàn ít nhất là 2 lớp, sau khoảng từ 2 đến 3 tiếng thì lớp chống thấm này sẽ bắt đầu khô lại.
Chống thấm nhà vệ sinh bằng vật liệu sợi thủy tinh
Lưới chống thấm nhà vệ sinh bằng lưới thủy tinh là phương pháp khá mới mẻ hiện nay với khả năng tăng cường chống thấm, chống nứt sàn cho đa dạng các hạng mục, kết dính liên kết để bảo vệ bề mặt.
Xem thêm: Quy trình chống thấm bể bơi uy tín chi tiết
Vật liệu sợi thủy tinh dùng trong chống thấm nhà vệ sinh
Ưu điểm
Loại vật liệu này có giá thành khá rẻ, gọn nhẹ dễ thi công và khả năng chịu đựng cao.
Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng vật liệu lưới thủy tinh.
Bước 1: Phủ lớp cách nhiệt lên bề mặt chống thấm
Đầu tiên, bạn cần cán một lớp vữa xi măng mỏng, sau đó phủ lên một lớp lưới thủy tinh và tiếp tục cán thêm một lớp vữa mỏng.
Bước 2: Lớp bảo vệ
Ở bước này bạn cán hồ để phủ lên bề mặt sau đó thì có thể ốp gạch để hoàn thiện phần chống thấm nhà vệ sinh.
Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò nóng dẻo
Màng khó được sản xuất để chống thấm có tính dẻo và được sản xuất từ hỗn hợp iauf Bitum và hợp chất polyme với khả năng chống thấm rất cao.
Xem thêm: https://www.chongthamintoc.com.vn/post/cach-chong-tham-tuong-nha-lien-ke-hieu-qua
Vật liệu màng khò dùng trong chống thấm nhà vệ sinh
Ưu điểm
Có độ phủ chống thấm cao và không cần cán gạch để bảo vệ.
Quy trình các bước chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt sàn nhà vệ sinh
Dọn dẹp sạch sẽ nhà vệ sinh và làm phẳng các vị trí gồ ghề.
Bước 2: Sử dụng keo linh cốt
- Quét keo linh cốt phủ đều toàn bộ bề mặt cần chống thấm.
- Chờ từ 30 đến 60 phút để keo có thể khô một cách vừa phải.
Bước 3: Phủ lớp màng mỏng
- Dùng đầu khò để khò nóng 2 lớp màng và keo nóng lên sau đó bám chặt vào nhau.
- Hàn các mối nối lại với nhau.
Bước 4: Phủ lên lớp bảo vệ màng
Cán thêm một lớp vữa lên màng để bảo vệ bề mặt không bị rách.
Chống thấm nhà vệ sinh bằng chất chống thấm Epoxy
Áp dụng chất chống thấm epoxy là một phương pháp hiệu quả để bảo vệ các bề mặt khỏi sự xâm nhập của nước và độ ẩm. Dưới đây, chúng tôi sẽ trình bày ưu điểm và quy trình chi tiết của việc sử dụng chất chống thấm epoxy.
Ưu điểm
- Khả năng Chống Thấm Tốt: Epoxy có khả năng tạo ra một lớp vật lý chống thấm mạnh mẽ trên bề mặt, ngăn nước thấm vào.
- Bền Vững và Độ Bền Cao: Epoxy là một vật liệu bền vững với khả năng chống lại các yếu tố môi trường như hóa chất, tiếp xúc với nước, và mài mòn.
- Dễ Điều Chỉnh Màu Sắc: Epoxy có thể được tạo thành trong nhiều màu sắc khác nhau, giúp tạo ra sự đa dạng trong thiết kế và trang trí.
- Thời Gian Khô Nhanh: Epoxy thường khô nhanh, giúp tiết kiệm thời gian thi công và ngăn tạp chất bám dính vào bề mặt.
Quy trình các bước
- Chuẩn bị Bề Mặt: Bề mặt cần được làm sạch một cách kỹ lưỡng để loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ, và các tạp chất. Sử dụng công cụ như máy chà sàn để đảm bảo bề mặt mịn và sạch.
- Sửa Chữa Vết Nứt: Nếu có vết nứt trên bề mặt, chúng cần được sửa chữa bằng chất sửa chữa epoxy trước khi áp dụng lớp chống thấm.
- Trải Lớp Epoxy: Áp dụng lớp epoxy lên bề mặt bằng cọ, trục cuốn, hoặc máy ép epoxy. Đảm bảo rằng lớp epoxy được trải đều và không có vết nứt hoặc lỗ hở.
- Lớp Phủ Bổ Sung (nếu cần): Một số dự án có thể yêu cầu áp dụng một lớp phủ bổ sung của epoxy sau khi lớp đầu đã khô để đảm bảo tính chống thấm cao hơn.
- Đợi Khô và Bảo Trì: Đợi cho lớp epoxy khô hoàn toàn theo hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi tiếp tục sử dụng bề mặt. Sau khi hoàn thành, hãy thực hiện bảo trì định kỳ để đảm bảo tính hiệu quả và độ bền của lớp chất chống thấm.
Việc áp dụng chất chống thấm epoxy đòi hỏi kỹ thuật chính xác và tuân thủ hướng dẫn của nhà sản xuất. Nếu bạn không tự tin về việc thực hiện, hãy thuê một chuyên gia xây dựng hoặc nhà thầu chuyên nghiệp để đảm bảo hiệu suất tốt nhất cho công trình của bạn.
Bài viết phía trên là một số các vật liệu chống thấm nhà vệ sinh tốt nhất hiện nay. Hy vọng bạn sẽ tìm được loại vật liệu phù hợp cho ngôi nhà của mình nhé.
Xem thêm: chongthamintoc.com.vn
Xem thêm: