Ngoài hồng cầu và bạch cầu thì bên cạnh đó máu cũng chứa khá nhiều loại chất khác nhau. Xét nghiệm sinh hóa máu là một phương pháp được các bác sĩ áp dụng rất phổ biến trong các cơ sở y tế để xác định và theo dõi tình hình bệnh lý của bệnh nhân. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin như xét nghiệm sinh hóa máu là gì? Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu. Các bạn hãy đọc ngay liền nhé!
Mục lục
Xét nghiệm sinh hóa máu là gì?
Xét nghiệm sinh hóa máu là gì các bạn đã thật sự hiểu rõ về nó chưa? Thực tế xét nghiệm sinh hóa máu được hiểu một cách nôm na là một trong những phương pháp xét nghiệm y học phổ biến ngày nay, được xét nghiệm thông qua các loại máy xét nghiệm sinh hóa tự động nhằm đo lường và phân tích chính xác được nồng độ các chất như: protein, chất béo, chất điện giải,…có trong mẫu máu. Từ đó có thể chẩn đoán, theo dõi và đánh giá được bệnh tình của bệnh nhân trước, trong và sau khi điều trị bệnh.
Ngoài ra, nhờ vào xét nghiệm sinh hóa máu các bác sĩ có thể phát hiện sớm được các bệnh lý để kịp thời chữa trị cho người bệnh. Thêm vào đó, xét nghiệm sinh hóa máu có rất nhiều loại khác nhau, tùy vào bệnh lý của từng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định loại nào cho phù hợp.
Chúng ta vừa tìm hiểu khái niệm về xét nghiệm sinh hóa máu là gì? Vậy các bạn đã biết vai trò của việc xét nghiệm sinh hóa máu đem lại chưa? Sau đây là một số vai trò quan trọng của việc chỉ định xét nghiệm sinh hóa máu đem lại cho nền y học.
- Có thể đánh giá chung được tình hình sức khỏe của bệnh nhân khi thăm khám sức khỏe tổng quát.
- Hỗ trợ các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh và theo dõi được tình trạng bệnh của người bệnh.
- Kiểm tra tình hình chức năng một số bộ phận của cơ thể như: gan, thận, hệ sinh dục, tuyến giáp
- Kiểm tra sự cân bằng điện giải và nước trong cơ thể người.
- Theo dõi và là cơ sở nền tảng để bác sĩ có thể so sánh bệnh tình của người bệnh, từ đó có thể đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.
Cách thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu
Ngoài tìm hiểu về khái niệm xét nghiệm sinh hóa máu là gì? Thì chúng ta không thể nào bỏ qua kiến thức về cách thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu phải không nào? Để thực hiện được xét nghiệm máu cho bệnh nhân thì đầu tiên bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm sinh hóa máu tùy vào từng người đến khám bệnh, khi quyết định xét nghiệm sinh hóa máu, bác sĩ sẽ lựa chọn các chỉ số sinh hóa bắt buộc cần phải lưu ý để đo. Sau khi được y tá lấy máu từ vị trí tĩnh mạch của tay bệnh nhân, các mẫu máu sẽ được chứa trong lọ chống đông máu thích hợp với từng chỉ số chỉ định khác nhau và ống đó được dán nhãn chứa thông tin của người bệnh. Tiếp theo đó sẽ vận chuyển đến phòng xét nghiệm để thực hiện xét nghiệm máu.
Bên cạnh đó, việc xét nghiệm máu phải được thực hiện kín đáo hoàn toàn bằng máy móc và các loại thuốc thử đặc biệt. Kết quả sau khi phân tích và được kiểm duyệt từ kỹ thuật viên của phòng xét nghiệm sẽ được đưa đến cho bác sĩ chỉ định ban đầu.
>>> Bạn có thể quan tâm bài viết: Phân loại trang thiết bị y tế loại c
Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu
Các bạn vừa đã tìm hiểu và đọc qua khái niệm xét nghiệm sinh hóa máu là gì? Và cách để thực hiện xét nghiệm sinh hóa máu. Vậy các bạn có biết kết quả xét nghiệm sẽ dựa vào đâu để phân tích không? Chính là dựa vào các chỉ số xét nghiệm nhé! Hãy cùng chúng đọc nội dung tiếp theo để hiểu về các chỉ số xét nghiệm và ý nghĩa của từng chỉ số.
Chỉ số ALP
Là loại chỉ số đặc trưng cho xương và gan. Đối với người bình thường chỉ số ALP < 120U/L. Những người có bệnh lý về xương và gan sẽ có chỉ số ALP khá cao và lớn hơn chỉ số của người bình thường.
Chỉ số Ure máu
Là loại chỉ số được thoái hóa bởi chất protein, được cơ thể sàng lọc ở cầu thận và thải theo nước tiểu đi ra ngoài. Vì thế đây là chỉ số dùng để theo dõi và phát hiện được các bệnh liên quan đến thận. Người bình thường sẽ có chỉ số Ure máu là 2,5-7,5 mmol/l và những người mắc bệnh lý về thận chỉ số ure sẽ tăng lên cao hơn so với mức bình thường.
Chỉ số Albumin
Là một protein chiếm khoảng 60% tổng lượng protein có trong huyết thanh và được tổng hợp ở gan. Vì thế nó là loại chỉ số dùng để đánh giá và phân tích các chức năng ở bộ phận gan. Nhờ đó có thể phát hiện, chẩn đoán và theo dõi được bệnh tình về gan của bệnh nhân. Với người bình thường thì chỉ số Albumin đạt mức: 35-50 g/L.
Chỉ số Bilirubin
Có 3 thước đo đặc trưng đó là: Bilirubin toàn phần, Bilirubin trực tiếp và cuối cùng là Bilirubin gián tiếp. Đánh giá được tình trạng vàng da ở người và đối với người bình thường thì chỉ số Bilirubin toàn phần < 21 umol/L.
Chỉ số đường huyết
Chỉ số đường huyết thường được sử dụng chung với xét nghiệm với HbA1C để phân tích, chẩn đoán và theo dõi cho các bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường và hạ đường huyết. Ở người bình thường chỉ số đường huyết trong máu là: 3,9 – 6,4 mmol/l và chỉ số HbA1C là 4 – 5,6%.
Chỉ số Creatinin huyết thanh
Là loại chỉ số được đào thải và thoái hoá từ quá trình phân hủy creatinin phosphate cơ và được sàng lọc bởi thận, cũng là một trong số các loại chỉ số dùng để đánh giá chức năng của thận. Đối với người bình thường thì chỉ số Creatinin huyết thanh ở nữ là 53 – 100 mmol/L và ở nam là 62 -100 mmol/L.
Bài viết trên là những chia sẻ cho các bạn hiểu về xét nghiệm sinh hóa máu là gì? Và ý nghĩa của từng loại chỉ số cơ bản. Hy vọng thông qua những thông tin mà chúng tôi cung cấp phía trên giúp bạn nắm được và bổ sung thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích nhé!
>>> Nếu bạn đang quan tâm về các thiết bị y tế thì hãy ghé CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ PHÚ THÁI thông qua website https://phuthaimed.com.vn/ để có được sự tư vấn và lựa chọn tốt nhất.