Mỗi khi thời tiết chuyển mùa hay có biến động đột ngột bất thường, trẻ em luôn là lứa tuổi rất nhạy cảm với thời tiết. Vì thế cứ mỗi lần giao mùa là trẻ hay gặp phải các tình trạng như ho khàn, đau họng, viêm họng, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi,… Đặc biệt là vòng họng của trẻ đọng rất nhiều đờm. Vậy các bố mẹ đã biết cách tan đờm cho trẻ mà không cần phải sử dụng thuốc hay chưa? Nếu chưa thì hãy đọc ngay bài viết sau nhé!
Bạn có thể quan tâm: Cảm cúm test nhanh COVID có lên 2 vạch không?
Mục lục
Một số lý do gây nên đờm đọng dưới cổ ở trẻ em
Trước khi tìm hiểu về cách tan đờm cho trẻ tại nhà thì mời các bạn độc giả hãy cùng chúng tôi điểm qua một kiến thức liên quan đó là nguyên nhân khiến trẻ có đờm trong hong.
Ở cơ thể của trẻ em đường hô hấp là bộ phận rất nhạy cảm và còn khá yếu. Đó cũng chính là lý do mà tại sao trẻ em rất dễ bị bệnh do các yếu tố từ bên ngoài gây ra. Việc mà các trẻ tự ý thức loại bỏ đờm từ cổ chưa cao do các bé chưa có được sự nhận thức nhiều. Sau đây chúng tôi sẽ liên kê một số nguyên nhân dẫn đến trẻ có đờm ở cổ họng.
Viêm họng và viêm mũi
Đây là yếu tố mà khả năng đọng đờm dưới cổ là rất lớn và không thể tránh được khi mắc phải bệnh này. Khi trẻ bị viêm họng hay viêm mũi thì lúc này cơ thể sẽ tự động tiết ra dịch mũi họng để chống lại các vi khuẩn loại bỏ các tác nhận gây bệnh. Loại dịch nhầy được tiết ra sẽ đi xuống khoang họng và tạo thành đờm.
Trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản
Tình trạng này xuất hiện khi trẻ ăn uống nhưng không thể tiêu hóa được và cũng chính điều này dẫn đến trẻ bị trào ngược dạ dày và thường sẽ bị sốt, gây ra cảm giác ớn lạnh, ho, đau họng,…và từ đó sinh ra đờm đọng ở cổ họng của trẻ.
Trẻ bị cảm cúm hoặc cảm lạnh
Thường bệnh cảm lạnh sẽ có các triệu chứng nhẹ hơn so với cảm cúm. Cả hai loại bệnh này điều do virus gây nên và triệu chứng chung của cả hai là điều ho, sổ mũi, ngạt mũi và đây là các nguyên nhân dẫn đến đờm bị đọng dưới cổ họng.
Viêm phế quản
Đây được xem là triệu chứng tạo rất nhiều dịch đờm ở cổ họng trẻ em. Bởi khi bị viêm phế quản đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ tăng tiết dịch ở cây phế quản. Khi trẻ bị viêm phế quản tình trạng nặng nhất là gây khó thở và đờm được tiết rất nhiều gây khó chịu và bé hay khóc và quấy khóc.
4 Cách tan đờm cho trẻ đơn giản tại gia mà không cần dùng thuốc kháng sinh
Sử dụng quất nấu với đường phèn
Đây là phương pháp mang lại hiệu quả rất cao trong các cách tan đờm cho trẻ được các ông cha ta thời xưa truyền lại. Bởi trong quất có chứa chất kháng viêm đó là pectin đồng thời có cả vitamin, tinh dầu và đường,…Nó là loại quả rất phù hợp cho việc trị ho có đờm, ho dai dẳng và cả ho khan ở trẻ em.
Cách để chế biến quất và đường phèn tại gia rất đơn giản và cực kỳ dễ làm. Đầu tiên bạn chỉ cần rửa sạch quất và để ráo, sau đó hãy thái đôi quả quất ra và loại bỏ hạt đi. Tiếp theo bạn hãy chuẩn bị một bát hấp cách thủy rồi bỏ quất và đường phèn vào trong cái bát đó để hấp và thời gian hấp là tầm khoảng 20 phút. Ngoài ra, nếu các mẹ không thích sử dụng đường phèn thì có thể thay thế bằng mật ong nhé! Mỗi ngày mẹ cho bé uống khoảng 3 lần và mỗi lần uống thìa chỉ khoảng 2 đến 3 muỗng.
Cây rẻ quạt đem phơi khô
Cây rẻ quạt hay còn được gọi là cây lưỡi đồng, là một trong số cách tan đờm cho trẻ đem lại hiệu quả cao, giúp trẻ trị ho, ngăn chặn được một số bệnh nhiễm trùng của đường hô hấp do sự đột ngột thay đổi của thời tiết và các yếu tố độc hại của môi trường xung quanh.
Cách điều chế cây rẻ quạt để trị đờm ở cổ cho trẻ như sau:
- Lấy phần củ tươi và phần lá của cây rẻ quạt rửa sạch bằng nước rồi đem phơi khô. Tiếp đó lấy rẻ quạt được phơi khô đem đi sắc để lấy nước uống trong ngày (tầm khoảng 5 đến 6 gam rẻ quạt).
Bạn có thể tham khảo thêm: Biến chứng của sốt xuất huyết
Sử dụng lá hẹ
Là một trong những loại lá rất phổ biến trong các món ăn của Việt Nam. Được xem là cách tan đờm cho trẻ hiệu quả và gần gũi nhất. Nổi tiếng là loại lá có chức năng kháng viêm, trị họ và làm tan được đờm rất tốt không những ở trẻ mà còn ở người lớn. Sau đây là cách tan đờm cho trẻ bằng lá hẹ:
- Lựa các lá hẹ tươi và xanh đem đi rửa sạch bằng nước. Chuẩn bị một bát hấp cách thủy rồi bỏ lá hẹ đã được rửa sạch và đường phèn vào cho đến khi nào đường phèn tan hết thì thôi. Sau khi hấp xong thì chắt lấy phần nước rồi để cho nguội. Mỗi ngày cho bé uống 3 lần và mỗi lần tương ứng với 2-3 thìa. Ngoài đường phèn thì bố mẹ có thể thay thế bằng mật ong nhé.
Lá húng chanh nấu với đường phèn
Rau diếp cá có rất nhiều công dụng trong việc điều trị bệnh ở người, nó được biết đến là món ăn dùng để giải độc cũng như là giải nhiệt bên trong cơ thể người. Tuy nhiên nó còn có một công dụng rất hữu ích đó là kháng khuẩn. Vì thế các bậc phụ huynh nếu đang có con nhỏ mà bị bệnh ho có đờm, ho khàn, viêm họng,… thì hãy nghĩ ngay đến lá diếp cá để làm bài thuốc điều trị cho con em mình nhé!
Cách tan đờm cho trẻ bằng lá diếp cá được làm như sau:
- Lấy khoảng 10-15 lá diếp cá tươi xanh đem đi rửa sạch, sau đó để khô và đem đi giã nhuyễn.
- Lấy nước vo gạo trộn với lá diếp cá vừa giã nhuyễn đem đi đun trong tầm khoảng 20 phút.
- Sau khi đun xong thì lọc bỏ cặn lá diếp cá chỉ lấy phần nước vừa đun đem đi để nguội. Mẹ có thể cho bé uống tầm khoảng 2 đến 3 lần trong ngày là được, nếu nước này khó uống mẹ bỏ thêm chút đường cho bé dễ uống hơn nhé và đặc biệt chú ý là không cho bé uống xác với giờ ăn chính, nhớ là chỉ cho bé uống trước mỗi bữa ăn khoảng tầm 1 tiếng và cuối cùng là khi đang uống nước này không nên cho bé ăn các loại hải sản, gà, thịt.
Bài viết trên chúng tôi chia sẻ cho các bạn về một số cách tan đờm cho trẻ bằng các phương pháp dân gian tại gia đơn giản và dễ làm nhất. Hy vọng thông qua bài viết này các bố mẹ có thể áp dụng thành công trong việc điều trị đờm đọng ở cổ cho con em mình nhé!
>>> Nếu bạn đang quan tâm đến các sản phẩm dược liệu nguyên chất 100% thì hãy ghé VPO PHARCO để có được sự lựa chọn tốt dành cho bạn.