Các loại vốn trong doanh nghiệp cần biết | Trí Luật
Site Overlay

Vốn là yếu tố quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì một doanh nghiệp chỉ tồn tại và phát triển được khi cần có vốn đủ lớn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, máy móc, thiết bị,… Vậy vốn là gì? Khi kinh doanh, doanh nghiệp cần quan tâm đến các loại vốn nào? Tất cả các thắc mắc của bạn sẽ được triluat.com giải đáp qua bài viết này.

Vốn là gì?

Từ trước đến nay có rất nhiều các khái niệm khác nhau về vốn. Tuy nhiên hiểu một cách cơ bản và ngắn gọn, vốn được biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản mà doanh nghiệp bỏ ra để đầu tư cho hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận. Vốn là thành phần không thể thiếu dù trong bất kì doanh nghiệp nhỏ hay tập đoàn lớn.

Các loại vốn trong doanh nghiệp
Vốn có vai trò quyết định trong hoạt động sản xuất

Để tiến hành kinh doanh, doanh nghiệp cần phải có các yếu tố đầu vào như sức lao động, nguyên liệu lao động và tư liệu lao động. Muốn có những điều đó, các tổ chức kinh doanh cần phải có nguồn vốn phù hợp tương ứng với quy mô và loại hình mà doanh nghiệp đang hướng đến. Số tiền bỏ ra để mua các yếu tố đầu vào gọi là vốn ban đầu của doanh nghiệp.

Dưới sự tác động vào đối tượng sản xuất bằng sức lao động thông qua các tư liệu đã có, doanh nghiệp sẽ tạo ra các sản phẩm và tiến hành bán chúng trên thị trường. Hoạt động kinh doanh chỉ có hiệu quả khi số vốn ban đầu bỏ ra phải thấp hơn mức lợi nhuận đạt được sau khi trừ đi các khoản chi phí. Phần lời nhận được sẽ bổ sung thêm vào nguồn vốn để nó có thể tăng trưởng và mở rộng thêm quy mô lớn hơn.

>> Tham khảo thêm: Thế nào là công ty tnhh 2 thành viên

Đặc trưng cơ bản về vốn

Vốn là thành phần không thể thiếu nếu doanh nghiệp muốn hoạt động và phát triển. Tương tự các yếu tố khác trong kinh doanh. Vốn cũng có những đặc trưng riêng cơ bản như sau:

Tượng trưng cho một lượng tài sản

Đây là đặc điểm riêng đầu tiên và cơ bản nhất khi nhắc đến vốn. Đặc trưng này nêu rõ vốn biểu hiện bằng giá trị của các tài sản vô hình (nhà xưởng, thiết bị, máy móc,…) và tài sản hữu hình (chất xám, phát minh, sáng chế,..). Những loại tài sản này sẽ được tích lũy dần và tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh để tạo ra thặng dư. Đặc biệt cần lưu ý đối với những khoản nợ không có khả năng thanh toán thì không được xem là vốn.

Luôn vận động và tích lũy để sinh lời

Vốn được biểu hiện bằng tiền. Nhưng để đồng tiền đó được coi là vốn chỉ khi nó tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm bán được trên thị trường. Vì vậy vốn chỉ phát huy được hết vai trò của mình khi nó tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Các loại vốn được tích lũy để tăng trưởng
Vốn được tích lũy để tăng trưởng

Gắn liền với chủ sở hữu

Vốn không được phép tách rời chủ sở hữu trong quá trình hoạt động. Nếu đồng vốn đó không xác định chủ sở hữu rõ ràng sẽ làm lãng phí chi phí thậm chí không đạt hiệu quả sử dụng.

Làm sao sử dụng các loại vốn hiệu quả
Vốn sử dụng có hiệu quả khi gắn liền với chủ sở hữu

Phải được tích lũy đến lượng nhất định

Vốn cần được tích tụ thành một lượng đủ lớn mới có thể đem vào sử dụng trong quá trình kinh doanh để sinh lời. chính vì vậy, doanh nghiệp không nên dừng lại ở việc chỉ khai thác vốn của mình mà có thể gom từ nhiều nguồn khác nhau như liên doanh với các công ty khác, phát hành cổ phiếu,…

Vai trò của vốn đối với doanh nghiệp

Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh

Vốn có vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một công ty không thể thành lập nếu không có nguồn vốn tối thiểu. Quá trình sản xuất sẽ cần các yếu tố như máy móc, nguyên vật liệu, lao động,… Lúc này nguồn vốn đóng vai trò quan trọng để đầu tư vào nguồn yếu tố đầu vào đó.

Đối với đầu tư

Thông qua hoạt động đầu tư, doanh nghiệp có thể tăng trưởng và phát triển một cách nhanh chóng. Đầu tư ở đây có thể được hiểu là đem tiền của mình rót vốn vào những công ty khác hoặc đầu tư các trang thiết bị mới phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì thế, muốn đầu tư bắt buộc chúng ta phải có vốn.

Tăng lượng tài sản

Thực chất vốn cũng là một phần tài sản của doanh nghiệp. Chính vì vậy, quy mô tài sản của công ty sẽ nói lên được nguồn vốn hiện tại của doanh nghiệp.

>>> Xem ngay: Cách tính thuế vat theo quy định mới nhất

Các loại vốn cơ bản

Sau khi đã tìm hiểu chung về vốn, tiếp theo chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn các loại vốn cơ bản mà doanh nghiệp cần phải nắm trước khi tiến hành kinh doanh. Trên thực tế có nhiều nguồn vốn khác nhau, dưới đây là các loại sử dụng phổ biến nhất.

Vốn điều lệ

Đây là loại vốn cơ bản mà doanh nghiệp cần phải đáp ứng trước khi muốn thành lập cơ sở kinh doanh. Vốn điều lệ được góp từ các cổ đông hoặc thành viên được thỏa thuận trong một khoảng thời gian nhất định.

Tất cả mọi doanh nghiệp trước khi bước vào kinh doanh dù ở lĩnh vực nào cũng cần phải có đủ số vốn nhất định. Tuy vậy, không có quy định nào cụ thể về số vốn điều lệ nên tổ chức kinh doanh có thể căn cứ vào quy mô, tính chất của công ty để đưa ra số vốn cho phù hợp.

Vốn pháp định

Loại vốn này chỉ có đối với những ngành nghề nhất định như các dịch vụ liên quan đến hàng không, hàng hải, tín dụng, chứng khoán, bảo hiểm,… Tùy theo những ngành nghề cụ thể mà sẽ có các quy định về số vốn khác nhau. Đối với các doanh nghiệp có đầu tư nước ngoài, số vốn pháp định không phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh mà sẽ căn cứ vào tổng nguồn vốn đầu tư.

Vốn ký quỹ

Hiểu một cách đơn giản đây là số vốn mà doanh nghiệp sẽ gửi vào ngân hàng có thể có kỳ hạn hoặc không. Vốn ký quỹ nhằm mục đích đảm bảo cho tổ chức kinh doanh thực hiện nghĩa vụ của mình với ngân hàng. Tương tự như vốn pháp định, vốn ký quỹ cũng chỉ áp dụng đối với một số lĩnh vực kinh doanh nhất định như giáo dục, kinh doanh bất động sản, tài chính,…

Vốn ký quỹ gửi vào ngân hàng
Vốn ký quỹ gửi vào ngân hàng

Vốn góp nước ngoài

Đây là loại vốn do những nhà đầu tư nước ngoài bỏ vào các tổ chức kinh tế Việt Nam. Nhà đầu tư bao gồm các đối tượng có quốc tịch nước ngoài, hoặc các công ty đang hoạt động dựa trên pháp luật của những đất nước khác. Tương tự các loại vốn khác, quy định về vốn góp nước ngoài cũng có những thay đổi tùy thuộc vào quy mô và ngành nghề hoạt động.

Các công ty Việt Nam sở hữu lượng vốn nước ngoài tương đối lớn
Các công ty Việt Nam sở hữu lượng vốn nước ngoài tương đối lớn

Qua bài viết này, triluat.com đã giúp các bạn hình dung rõ hơn về vai trò và các loại vốn trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần có những phân tích chính xác về tình hình của công ty để lựa chọn cách tạo lập vốn cho phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *