3 nét văn hóa đặc trưng nhất của người Nhật - Du Học HASU
Site Overlay

3 nét văn hóa đặc trưng nhất của người Nhật

Ai cũng biết đến Nhật Bản là một quốc gia có nền văn hóa đậm bản sắc. Bên cạnh đó, có lẽ vì thường xuyên đối mặt với thiên tai, nên đã hình thành trong họ một ý chí quật cường. Từ những đổ nát trong thế chiến 2, Nhật Bản ngày nay đã trở thành một cường quốc trên thế giới. Chính vì vậy, văn hóa và con người đó của Nhật Bản luôn thu hút sự tò mò của rất nhiều người trên thế giới.

Dưới đây là 3 nét văn hóa đặc trưng nhất của Nhật Bản:

Trang phục truyền thống

kimono

Kimono là quốc phục và được xem là biểu tượng của đất nước mặt trời mọc.

Kimono là quốc phục và được xem là biểu tượng của đất nước mặt trời mọc. Theo tiếng Nhật “Kimono” nghĩa là trang phục, cùng với thời gian và sự thay đổi nó đã trở thành tên riêng cho loại trang phục truyền thống Nhật Bản. Màu sắc của trang phục Kimono Nhật Bản truyền thống thường để biểu thị cho các mùa trong năm, mỗi một tầng lớp trong xã hội cũng có một loại màu áo Kimono riêng. Tùy theo tuổi tác của người mặc mà màu sắc được chú ý rất nghiêm ngặt. Đối với người dân thường, khi mặc Kimono vào các dịp lễ tết, họ phải đeo một mảnh vải nhỏ có trang trí con dấu riêng của gia đình ở tay áo.

Văn hóa giao tiếp 

Người Nhật có những quy tắc, lễ nghi riêng trong giao tiếp truyền thống mà mọi người đều phải tuân theo, tùy thuộc vào địa vị xã hội, mối quan hệ xã hội của từng người tham gia giao tiếp. Tất cả các lời chào của người Nhật bao giờ cũng phải cúi mình và kiểu cúi chào như thế nào phụ thuộc vào địa vị xã hội, từng mối quan hệ xã hội của mỗi người khi tham gia giao tiếp.

giao-tiep-nguoi-nhat

Người Nhật Bản coi việc chào hỏi mỗi ngày là một văn hóa đặc trưng của họ với tên gọi “Văn hóa Ojigi”.

Văn hóa Ojigi được chia làm 3 kiểu chính: Saikeirei, Futsuurei và Eshaku. Tuy nhiên, một quy luật bất biến đó chính là “người dưới chào người trên”. Theo đó, người lớn tuổi là người trên của người ít tuổi, nam là người trên đối với nữ, khách và thầy là người trên.

Đặc biệt, khi giao tiếp với người Nhật, bạn cần chú ý: Thứ nhất, không được giao tiếp bằng mắt, nhìn thẳng vào mắt của người đối diện bị xem là hành vi bất lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực. Thứ hai, họ thường có suy nghĩ nghi ngờ lời nói và quan tâm nhiều đến hành động, họ sử dụng im lặng như một hình thức để giao tiếp và tin rằng nói ít sẽ tốt hơn nói quá nhiều. Thứ 3, không bao giờ nói “Không”. Đó có thể là cách cư xử lịch sự của người Nhật trong giao tiếp, nhưng đôi khi sẽ làm cho người đối diện cảm thấy mơ hồ và không chắc chắn đối với những lời nói của họ.

Văn hóa trà đạo

Khi nhắc đến văn hóa Nhật bản thì không thể bỏ qua trà đạo. Đây là nét văn hóa rất riêng và rất độc đáo của Nhật Bản. Để pha được một ấm trà ngon cho đến việc thưởng thức như thế nào mới có thể thấm hết hương vị của trà cần có sự tỉ mỉ, tịnh tâm trong lòng. Pha trà còn giúp cho tâm hồn thư thái hơn, có cảm giác như cùng được hòa mình với thiên nhiên, tâm hồn như được gột rửa, an yên hơn.

tra-dao

Trà đạo là nét văn hóa rất riêng và rất độc đáo của Nhật Bản.

Văn hóa trà đạo Nhật Bản được thể hiện qua 4 chữ: Hòa – Kính – Thanh – Tịnh. Khi thưởng thức trà đạo Nhật Bản và nghiệm ra được những điều này, bạn sẽ nhận được an lạc và hạnh phúc thực sự.

Tìm hiểu văn hóa đất nước mà bạn sắp đặt chân đến không chỉ tôn trọng nền văn hóa nước đó, mà còn tôn trọng chính bản thân bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ không phải bỡ ngỡ trước mọi điều khi đến đấy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *